Cực đại băng hà cuối cùng

Biểu diễn cực đại băng hà của thời kỳ băng hà cuối cùng[1]

Cực đại Băng hà cuối cùng, viết tắt tiếng AnhLGM (Last Glacial Maximum) là kỳ cuối cùng trong thời kỳ băng hà cuối cùng trong lịch sử khí hậu Trái Đất, khi các dải băng đã mở rộng tới lớn nhất. Sự phát triển của các tảng băng đạt vị trí cực đại của chúng vào khoảng 26,5 Ka BP (Mega/Kilo annum before present: triệu/ngàn năm trước). Sự thoái lui bắt đầu ở Bán cầu Bắc ở khoảng 20 Ka BP và ở Nam Cực khoảng 14,5 Ka BP, điều này phù hợp với bằng chứng rằng đây là nguồn chính cho sự gia tăng đột ngột mực nước biển khoảng 14,5 Ka BP [2].

Các nguồn tham khảo ở Anh Quốc gọi LGMDimensional Stadial, kéo dài từ 31 đến 16 Ka BP.[3]

Vào thời kỳ băng hà cực đại những tảng băng lớn bao phủ phần lớn Bắc Mỹ, Bắc Âu và Châu Á. Các tảng băng ảnh hưởng sâu sắc đến khí hậu Trái Đất, dẫn đến mực nước biển giảm đáng kể, và gây ra hạn hán và sa mạc hóa [4]. Tiếp theo băng hà cực đại là băng hà muộn (Late Glacial), với khí hậu ấm lên và băng tan, nước biển dâng.

Biến đổi nhiệt độ trong thời kỳ hậu băng hà theo lõi băng Greenland.[5]
Proxy nhiệt độ trong 40 Ka đã qua

Tác động tới địa lý

Vào thời kỳ băng hà cực đại mực nước biển hạ thấp, lúc cao nhất là 150 m và thường ở mức 120 m. Khi đó nhiều vùng thềm lục địa hiện nay lộ ra là đất liền.

Tại Đông Nam Á thềm Sunda nối liền các vùng bán đảo Malay, Sumatra, Borneo, Java, Madura, Bali và các đảo nhỏ xung quanh vào đất liền, có tổng diện tích khoảng 1,85 triệu km².[6][7] Vùng đất liền nhau này được đánh dấu bằng "đường Wallace", phân tách bởi biển với vùng chuyển tiếp giữa châu Á và Australia. Người tiền sử đã chiếm cứ các vùng đất này, còn các loài thú như voi, hổ báo, lợn, trâu bò... di chuyển từ đất liền sang các đảo liền kề.

Tại đông bắc châu Á cầu nối đất liền Beringia tái xuất hiện, dẫn đến di cư qua lại của các dòng người giữa đông bắc Á và châu Mỹ.[8][9]

Tham khảo

  1. ^ Crowley, Thomas J. (1995). “Ice age terrestrial carbon changes revisited”. Global Biogeochemical Cycles. 9 (3): 377–389. doi:10.1029/95GB01107. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ Clark, Peter U.; Dyke, Arthur S.; Shakun, Jeremy D.; Carlson, Anders E.; Clark, Jorie; Wohlfarth, Barbara; Mitrovica, Jerry X.; Hostetler, Steven W.; McCabe, A. Marshall (2009). “The Last Glacial Maximum”. Science. 325 (5941): 710–4. Bibcode:2009Sci...325..710C. doi:10.1126/science.1172873. PMID 19661421. "The onset of Northern Hemisphere deglaciation 19 to 20 ka was induced by an increase in northern summer insolation, providing the source for an abrupt rise in sea level. The onset of deglaciation of the West Antarctic Ice Sheet occurred between 14 and 15 BP, consistent with evidence that this was the primary source for an abrupt rise in sea level ~14.5 bp."
  3. ^ Ashton, Nick (2017). Early Humans. William Collins. tr. 241. ISBN 978-0-00-815035-8.
  4. ^ Mithen, Steven (2004). After the Ice: a global human history, 20.000–5.000 BC. Cambridge MA: Harvard University Press. tr. 3. ISBN 0-674-01570-3.
  5. ^ Zalloua, Pierre A.; Matisoo-Smith, Elizabeth (ngày 6 tháng 1 năm 2017). “Mapping Post-Glacial expansions: The Peopling of Southwest Asia”. Scientific Reports (bằng tiếng Anh). 7: 40338. Bibcode:2017NatSR...740338P. doi:10.1038/srep40338. ISSN 2045-2322. PMC 5216412. PMID 28059138.
  6. ^ Zvi Ben-Avraham, "Structural framework of the Sunda Shelf and vicinity" Structural Geology (January 1973) abstract; Monk, K.A.; Fretes, Y.; Reksodiharjo-Lilley, G. (1996). The Ecology of Nusa Tenggara and Maluku. Hong Kong: Periplus Editions Ltd. tr. 10. ISBN 962-593-076-0.
  7. ^ va Bemmelen, R.W. (1949). The Geology of Indonesia. Vol. IA: General Geology of Indonesia and Adjacent Archipelagoes. Matinus Nithoff, The Hague, 723 pp.
  8. ^ Fitzhugh, Drs. William; Goddard, Ives; Ousley, Steve; Owsley, Doug; Stanford, Dennis. “Paleoamerican”. Smithsonian Institution Anthropology Outreach Office. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2020.
  9. ^ “Atlas of the Human Journey-The Genographic Project”. National Geographic Society. 1996–2008. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2020.

Xem thêm

Liên kết ngoài

  • Adams, J.M. (1997). “Global land environments since the last interglacial”. Atlas of Palaeovegetation: Preliminary land ecosystem maps of the world since the Last Glacial Maximum. Oak Ridge National Laboratory, TN. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2008.
  • “Map and GIS database of glacial landforms and features related to the last British Ice Sheet”. BRITICE. Department of Geology, University of Sheffield. 2004.
  • Dyke, A.S.; Moore, A.; Robertson, L. (2003). “Deglaciation of North America”. Geological Survey of Canada Open File, 1574. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2017. (32 digital maps at 1:7 000 000 scale with accompanying digital chronological database and one poster (two sheets) with full map series.)
  • Manley, W.; Kuaffman, D. “Alaska PaleoGlacier Atlas: A Geospatial Compilation of Pleistocene Glacier Extents”. INSTAAR. University of Colorado.
  • Paleoclimate Modelling Intercomparison Project (PMIP) PMIP Web Site and 'Publications: Last Glacial Maximum. Lưu trữ 2007-09-28 tại Wayback Machine
  • Paleoclimate Modelling Intercomparison Project Phase II (PMIP2) PMIP2 Home page Lưu trữ 2014-04-18 tại Wayback Machine and PMIP 2 Publications. Lưu trữ 2014-04-18 tại Wayback Machine
  • Osipov, Eduard Y.; Khlystov, Oleg M. “Glaciers and meltwater flux to Lake Baikal during the Last Glacial Maximum”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2017.
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Đệ Tứ /
Đại Tân sinh
Kỷ Đệ Tứ
  • Châu Nam Cực
  • Greenland
  • Penultimate Glacial Period
  • Thời kỳ băng hà cuối cùng (Cực đại băng hà cuối cùng)
  • 1: Würm, Wisconsin, Weichselian, Devensian/Midlandian, Pinedale/Fraser, Merida, Llanquihue
  • 2: Riss, Illinoian, Saale, Wolstonian, Santa María
  • 3–6: Mindel, Pre-Illinoian, Elster, Anglian, Rio Llico
  • 7–8: Günz, Pre-Illinoian, Elbe hoặc Menapian, Beestonian, Caracol (2,5 đến hiện tại)
Thượng Tân
Trung Tân
Tiệm Tân
  • Antarctic (34 đến 2,5 triệu năm trước)
Maximum Quaternary northern-hemisphere glaciation

Than ĐáPermi
Băng hà Ordovic
  • Andean-Saharan (460 đến 430 triệu năm trước)
Ediacara
  • Gaskiers (579,88 đến 579,63 triệu năm trước)
  • Baykonurian (547 đến 541,5 triệu năm trước)
Cryogen-Quả cầu tuyết
  • Sturtian (717 đến 660 triệu năm trước); Marinoan (650 đến 635 triệu năm trước)
Cổ Nguyên Sinh
  • Huron (2,4 đến 2,1 tỉ năm trước)
Trung Thái Cổ
  • Pongola (2,9 đến 2,78 tỉ năm trước)
Liên quan
Dòng thời gian Thể loại Thể loại Trang Commons Hình ảnh